Bảng chữ cái tiếng Trung từ A-Z cho người mới có file Download

Bảng chữ cái tiếng Trung là một phần rất quan trọng đối với những người mới bắt đầu học tiếng Trung, bao gồm các khóa học tiếng Trung hoặc tự học tại nhà. Trong bài viết này, Tiếng Tiếng Trung Bắc Giang Times VN sẽ cung cấp cho bạn một hệ thống bảng vận mẫu, thanh mẫu và thanh điệu tổng hợp đầy đủ và rõ ràng nhất của bảng chữ cái tiếng Trung. Bằng cách tiếp cận bảng chữ cái này, bạn sẽ có thể dễ dàng học và nhớ được các ký tự cơ bản của tiếng Trung, từ đó tiến bộ nhanh chóng trong việc học tiếng Trung.
BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG TRUNG
bảng chữ cai tiếng trung

Tổng quan về bảng chữ cái tiếng Trung

Bảng chữ cái tiếng Trung là hệ thống âm vị ngữ của tiếng Trung, giúp người học dễ tiếp cận với ngôn ngữ mới mà không bị nhầm lẫn với hệ thống chữ viết phức tạp trong tiếng Trung Quốc. Bảng chữ cái này khác biệt với các bảng chữ cái của các ngôn ngữ khác. Nguyên gốc của tiếng Trung là chữ tượng hình, được viết bằng một chuỗi các ký hiệu hình ảnh và âm vị. Theo thời gian, để đáp ứng nhu cầu sử dụng, bảng chữ cái tiếng Trung đã có nhiều biến thể khác nhau, bao gồm cả phiên bản của tiếng Quảng Đông, Hán tự và Hán nôm, đều có nguồn gốc từ chữ Hán.

Chữ Hán vẫn tiếp tục phát triển đến giữa thế kỷ 20, khi chữ Hán giản thể được tạo ra nhằm giảm tỷ lệ mù chữ trong dân số. Hiện nay, chữ Trung giản thể được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc, trong khi chữ Trung phồn thể vẫn được sử dụng rộng rãi ở Đài Loan và Hồng Kông.

Bảng chữ cái tiếng Trung phiên âm (Bính âm – Pinyin)

Học bảng chữ cái tiếng Trung bao gồm những gì?

  1. Bận cần học vẫn mẫu: Gồm 36 nguyên âm
  2. Thanh mẫu: Gồm 1 phụ âm
  3. Thanh điệu (giúp bạn phát luyến láy như người bản xứ): Gồm 4 thanh điệu, cách đánh dấu thanh điệu và quy cách biến điệu
  4. Các nét chữ hán

Mời bạn xem qua 4 nội dung trên được Times VN trình bày bên dưới

Bảng vận mẫu (nguyên âm) trong bảng chữ cái tiếng Trung

6 Vận mẫu đơn

a
 Phát âm như a của tiếng Việt
o
 Phát âm như ô của tiếng Việt
e
 饿 Phát âm như ưa của tiếng Việt
i
 Phát âm nư i hoặc ư của tiếng Việt
u
 Phát âm như u của tiếng Việt
ü
 Là nguyên âm hai môi trơn, phát âm gần giống uy

13 Vận mẫu kép

ai 
 đọc gần như ai của tiếng Việt
ei
 đọc gần như ey của tiếng Việt
ao
 đọc gần như ao của tiếng Việt
ou
 đọc gần như âu của tiếng Việt
ia
 呀
 đọc gần như i+a của tiếng Việt
ie
đọc gần như i+ê của tiếng Việt
ua
 đọc gần như oa của tiếng Việt
uo
 đọc gần như ua của tiếng Việt
iao
 Đọc nguyên âm “i” trước sau đó chuyên sang nguyên âm đôi “ao”
iou
đọc gần như i+âu của tiếng Việt
wai
 đọc gần như o+ai của tiếng Việt
wei
 đọc gần như uây của tiếng Việt
üe
 đọc gần như uy+ê của tiếng Việt
xem thêm  Quy chế thi HSK, HSKK mới nhất, lịch thi HSK(K) năm 2023

16 Vận mẫu mũi

an
 安
 đọc gần như an của tiếng Việt
ang
 đọc gần như ang của tiếng Việt
en
 đọc gần như ân của tiếng Việt
eng
 đọc gần như âng của tiếng Việt
in
 đọc gần như in của tiếng Việt
ian
 đọc gần như i+en của tiếng Việt
iang
 đọc gần như i+eng của tiếng Việt
iong
 đọc gần như i+ung của tiếng Việt
ing
 đọc gần như i+ing của tiếng Việt
ong
 
đọc gần như ung của tiếng Việt
uan
 đọc gần như oan của tiếng Việt
uang
 đọc gần như oang của tiếng Việt
uen
 đọc gần như u+ân của tiếng Việt
ueng  翁 đọc gần như u+âng của tiếng Việt
ün
 đọc gần như uyn của tiếng Việt
üan
 đọc gần như uy+an của tiếng Việt

Thanh mẫu (phụ âm) trong bảng chữ cái tiếng Trung

Âm phụ 2 âm môi

Phụ âm Cách phát âm
b[p] → [pua]
Phiên âm gần giống âm p, không bật hơi. Khi đọc 2 môi khép lại, để hơi bật nhẹ ra.
p[p]→ [pua]
Phát âm giống âm b [pua] nhưng là âm bật hơi. Nghe nhẹ hơn âm p.
m[m]→ [mua]
Âm phát ra khá giống âm m. Khi phát âm cần khép 2 môi để luồng âm thanh theo khoang mũi ra ngoài, dây thanh rung.
f[ph]→ [phua]
Đọc gần giống âm ph. Đây là dạng âm môi + răng, khi phát âm răng trên sẽ tiếp xúc với môi dưới, dây thanh không rung.

Âm phụ gốc lưỡi

Phụ âm Cách phát âm
g[k]→ [ kưa]
Nói giống như cưa, dây thanh không rung, không bật hơi ra ngoài.Ví dụ: 国歌 (guó gē ); 改革 (gǎi gé); 故宫 (gù gōng)
k[kh]→ [khưa]
Là âm bật hơi. Phát âm giống g[ kưa]刻苦 (kè kǔ ); 慷慨 (kāng kǎi); 开垦 (kāi kěn)
h[h/kh]→ [hưa]
Đây là âm xát và đọc gần giống khưa.航海 (háng hǎi); 花卉 (huā huì); 绘画 (huì huà)

Âm phụ mặt lưỡi

Phụ âm Cách phát âm
j[ch]→ [chi]
Gần giống âm chi nhưng khuôn miệng kéo dài. Phát âm mặt lưỡi tiếp xúc với ngạc cứng, đầu lưỡi hạ tự nhiên, luồng hơi ma sát giữ mặt lưỡi với ngạc cứng bật ra ngoài.经济 (jīng jì); 家具 (jiā jù); 交际 (jiāo jì)
q[ch]→ [chi]
Gần giống âm ji bên trên nhưng bật hơi.恰巧 (qià qiǎo); 亲切 (qīn qiè); 情趣 (qíng qù)
x[x]→ [xi]
Đọc giống âm xi và kéo dài khuôn miệng. Dây thanh không rung. Luồng hơi từ mặt lưỡi trên ma sát với ngạc cứng đẩy ra ngoài.学习 (xué xí); 相信 (xiāng xìn); 雄心 (xióng xīn)

Âm phụ đầu lưỡi trước

Phụ âm Cách phát âm
z[ch]→ [chư]
Âm z đọc như giữ tr và dư (nhưng thiên về tr nhiều hơn). Hướng dẫn: Để đọc đúng bạn cần, đưa lưỡi vào sau mặt răng trên, lưỡi thẳng, cho luồng hơi khoang miệng ma sát ra ngoài chứ không bật hơi.自尊 (zì zūn); 总则 (zǒng zé); 粽子 (zòng zi)
c[ch]→ [chư]
Phát âm gần giống âm giữa tr và x (nhưng giống tr nhiều hơn), âm c trong tiếng Trung bật hơi.从此 (cóng cǐ); 措辞 (cuò cí); 层次 (céng cì)
s[s]→ [sư]
Giống như âm x và s (nhưng thiên về x nhiều hơn). Hướng dẫn phát âm: Là âm xát, đọc như xưa trong tiếng Việt.色素 (sè sù); 洒扫 (sǎ sǎo); 诉讼 (sù sòng)
r[r]→ [rưa]
Đọc gần giống âm r nhưng không rung kéo dài. Khi phát âm phiên âm tiếng Trung bạn cần uốn lưỡi.仍然 (réng rán); 软弱 (ruǎn ruò); 柔软 (róu ruǎn)

Âm phụ đầu lưỡi giữa

Phụ âm Cách phát âm
d[t]→ [tưa]
Là một âm không bật hơi. Khi phát âm d trong tiếng Trung đầu lưỡi chạm vào chân răng trên, phiên âm giống như tưa.Ví dụ: 电灯 (diàn dēng); 当代 (dāng dài); 达到 (dá dào)
t[th]→ [thưa]
Đọc giống âm th nhưng phải âm bật hơi.Ví dụ: 淘汰 (táo tài); 团体 (tuán tǐ); 体贴 (tǐ tiē)
n[n]→ [nưa]
Đọc giống nưa. Âm đầu lưỡi + âm mũi. Đặt đầu lưỡi chạm vào răng trên, dây thanh rung và luồng hơi theo khoang mũi ra ngoài.Ví dụ: 男女 (nán nǚ); 奶牛 (nǎi niú); 能耐 (néng nài)
l[l]→ [lưa]
Giống âm lưa khi phát âm đầu lưỡi chạm vào răng trên, dây thanh rung, luồng hơi theo 2 trước lưỡi đẩy ra ngoài.Ví dụ: 玲珑 (líng lóng); 浏览 (liú lǎn); 林立 (lín lì)
xem thêm  Số đếm tiếng Trung | Cách Đọc & Viết cho NGƯỜI MỚI 2023

Âm phụ kép

Phụ âm Cách phát âm
zh
Gần giống “tr” (trong tiếng Việt). Cách phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi. Không bật hơi.
ch
Gần giống “tr” (trong tiếng Việt)Gần giống “tr” nhưng bật hơi. Cách phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi. Là âm bật hơi.. Cách phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi. Không bật hơi.
sh
Gần giống “s” nhưng nặng hơn. Cách phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi.

Thanh điệu trong bảng chữ cái tiếng Trung

Cách đọc và phát âm bảng thanh điệu

thanh điệu tiếng trung

thanh diệu tiếng trung
thanh diệu tiếng trung
Thanh điệu Cách đọc
Thanh 1 (55): 
Đọc đều, ngang và bằng, âm độ cao 55.
Thanh 2 (35): ՛ 
Đọc tương đương với dấu sắc trong tiếng Việt ( âm độ từ trung bình lên cao theo chiều 35)
Thanh 3 (214):ˇ
Đọc tương đương dấu hỏi trong tiếng Việt nhưng cần kéo dài hơi, âm sắc theo chiều từ 2 xuống 1 sau đó lên độ cao 4
Thanh 4 (51): 
Thanh này sẽ tương đương giữa dấu huyền và dấu nặng trong tiếng Việt, âm sắc đọc từ cao nhất 5 xuống thấp nhất là 1.

Lưu ý: Trong tiếng Trung có thanh nhẹ (hay còn gọi là thanh không), thanh này không thể hiện bằng dấu, đọc gần giống thanh nặng trong tiếng Việt nhưng độ nặng sẽ nhẹ hơn.

Cách đánh dấu thanh điệu trong tiếng Trung

1. Chỉ có 1 nguyên âm đơn
  • Đánh dấu trực tiếp vào nó: ā ó ě ì…
2. Nguyên âm kép
  • Thứ tự ưu tiên sẽ là nguyên âm “a“: hǎo, ruán…
  • Nếu không có nguyên âm đơn “a” mà có nguyên âm đơn “o” thì đánh vào “o“: ǒu, iōng…
  • Nếu không có nguyên âm đơn “a” mà có nguyên âm đơn “e” thì đánh vào “e“: ēi, uěng…
  • Nếu là nguyên âm kép “iu”, thì đánh dấu trên nguyên âm “u“: iǔ
  • Nếu là nguyên âm kép “ui”, thì đánh dấu trên nguyên âm “i“: uī

Quy tắc biến điệu

1. Hai thanh 3 đứng cạnh nhau
  • Với 2 âm tiết thì thanh thứ nhất sẽ chuyển thành thanh 2 – Ví dụ: Nǐ hǎo biến âm sẽ thành Ní hǎo
  • Với 3 âm tiết thì sẽ biến âm thanh ở giữa – Ví dụ: Wǒ hěn hǎo sẽ thành Wǒ hén hǎo
2. Biến thanh đặc biệt với bù và yī
  • Chỉ cần âm tiết đằng sau mang thanh 4 thì bù và yī sẽ chuyển sang thanh 2 –  Ví dụ: Bù ài đọc thành Bú ài, Yīyàng đọc thành Yíyàng

Các nét chữ hán

Sau khi thông thạo phần trên thì việc viết các nét trong tiếng Trung là việc khá quan trọng. Muốn viết được một chữ có ý nghĩa trước tiến cần phải biết cấu tạo của chữ viết, quy tắc…Chỉ cần luyện viết các nét này thật đẹp thì chữ viết của bạn sẽ đẹp.

các nét trong chữ hán
các nét trong chữ hán

Cách học bảng chữ cái tiếng Trung nhanh nhớ dai nhất?

Để học tiếng Trung, bạn cần nắm vững cách phát âm bằng bảng chữ bính âm Latinh và nhận biết mặt chữ chú âm. Việc học cách viết các nét cơ bản của chữ Hán cũng rất quan trọng từ khi bắt đầu học để có thể ghép chữ tiếng Trung chính xác. Nếu bỏ qua phần chú âm, bạn sẽ khó khăn trong việc soạn thảo văn bản tiếng Trung. Mình đã viết riêng một phần các quy tắc viết nét tiếng Hán để giúp bạn có thể viết chữ tiếng Trung chính xác hơn.

Ngoài ra để học tốt và phát âm tốt bảng chữ cái tiếng Trung, bạn nên học từ đầu tất cả các chữ Hán. Khi bạn đã học được 10-20 chữ cái đầu tiên, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy sự xuất hiện thường xuyên của chúng trong nhiều từ tiếng Trung khác. Một số từ tiếng Trung thậm chí có cách phát âm giống nhau.
Hãy xem một số ví dụ cụ thể dưới đây!
  • (Yī ): Nhất/Một
xem thêm  Phiên âm tiếng Trung với bảng bính âm hán ngữ Pinyin ipa

Đây là chữ Hán cơ bản nhất có nghĩa là hầu hết hoặc một. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn nhìn thấy từ này cũng có nghĩa là nó đại diện cho một đơn vị nào đó.

Các ký tự Trung Quốc có thể được kết hợp để tạo thành các từ khác không giống như bảng chữ cái của các ngôn ngữ khác. Nhưng bạn vẫn có thể học tiếng Trung vì các tổ hợp từ vẫn tuân theo một logic nhất định. Ví dụ như sau:

  • 共 – Gòng:  từ tiếng Trung này có nghĩa là cùng, chung hoặc cộng

Từ hai chữ Hán trên, khi ghép lại với nhau sẽ được một từ khác đó là 一共 (Yī Gòng/Nhất Cộng). Từ này có nghĩa là “tất cả”. Vậy là chúng ta đã có được 3 từ mới. Tuân theo quy tắc ghép chữ này, cứ mỗi từ Hán học được, bạn sẽ có thể ghép chúng thành nhiều từ khác nhau.

Dần dần, khi đạt được đến một trình độ nhất định, bạn sẽ có thể nhìn được từ và đoán nghĩa của nó mặc dù chưa biết chính xác nghĩa của từ là gì. đến lúc đó việc học bảng chữ cái tiếng Trung sẽ trở nên đơn giản hơn.

Hãy xem thêm một ví dụ khác:

  • 时 (Shí): Thời/Thời gian
  • 区 (Qū): Khu/Khu vực

Hai từ trên có nghĩa riêng biệt là “thời gian” và “khu vực”

Khi ghép chúng lại với nhau ta được từ 时区 có nghĩa là “múi giờ” trong tiếng Trung. Như vậy, có thể thấy dù không có một bảng chữ cái cụ thể như tiếng Anh hay tiếng Việt nhưng việc học tiếng Trung cũng không quá khó khăn nếu bạn có suy nghĩ theo một cách logic.

Các câu hỏi thường gặp khi học bảng chữ cái tiếng trung

Trung tâm tiếng Trung Times VN thường nhận được rất nhiều những câu hỏi liên quan đến việc học bảng chữ cái tiếng Trung, dưới đây là một số câu hỏi phổ biến mà Times VN sẽ trả lời và chia sẻ một số kinh nghiệm để giúp bạn định hướng được tốt hơn cho việc học.

Khi mới bắt đầu học tiếng Trung nên học bảng chữ cái gì?

Thực tế, bảng chữ cái tiếng Trung chính là bảng pinyin – bảng chữ cái Latinh được sử dụng để học phát âm trong tiếng Trung. Người học tiếng Trung, bất kể giản thể hay phồn thể, chỉ cần học phát âm thông qua bảng chữ cái pinyin là có thể đọc và phát âm được.

Khi mới bắt đầu học tiếng Trung, nên học 2 bảng chữ cái chính là bảng phiên âm và bảng các nét cơ bản trong chữ Hán. Việc học bảng phiên âm giúp bạn có thể đọc và phát âm tiếng Trung một cách chính xác, trong khi học bảng các nét cơ bản giúp bạn biết cách viết các chữ Hán đơn giản và có thể ghép lại để tạo thành các từ và câu. Tổng cộng, việc học cả hai bảng này sẽ giúp bạn bắt đầu học tiếng Trung một cách hiệu quả.

Cần học bao nhiêu từ tiếng Trung?

  • Có thể thấy, bạn không thể học bảng chữ cái tiếng Trung theo cách thông thường. Vậy làm thế nào để biết bạn cần học bao nhiêu từ tiếng Trung để có thể giao tiếp hay sử dụng thành thạo ngôn ngữ này? Để sử dụng tiếng Trung trong giao tiếp hàng ngày, bạn cần biết khoảng 500-750 ký tự.
    Để đọc báo, xem tin tức, v.v., bạn cần có vốn từ vựng khoảng 2.000 chữ Hán.
  • Để vượt qua kỳ thi HSK cấp 6, bạn cần biết khoảng 2.700 chữ Hán.
  • Để có thể sử dụng tiếng Trung thành thạo như người bản xứ, bạn cần biết khoảng 8.000 chữ Hán.
  • Tuy nhiên, đừng để những con số này ngăn cản bạn bắt đầu học tiếng Trung. Vì để sử dụng tiếng Trung trong cuộc sống hàng ngày, bạn chỉ cần biết khoảng vài trăm đến 1.000 chữ Hán là khá đủ. Nếu đạt được ngưỡng này, vốn từ vựng của bạn cũng từ đó mà tăng lên nhanh chóng.

Để học thuộc bảng chữ cái tiếng Trung đòi hỏi bạn phải mất thời gian và chăm chỉ học tập, chỉ cần học viết là bạn có thể nhớ nhanh và thuộc bảng chữ cái tiếng Trung này. Trung tâm tiếng Trung Times VN chúc bạn thành công!

Bản quyền nội dung thuộc Tiếng Trung Times VN

Bài viết liên quan

tài liệu tiếng trung
Tài liệu tiếng Trung | Download giáo trình PDF miễn phí
viết cv tiếng trung
CV tiếng Trung | Cấu trúc & Lưu ý cách viết
luyện đọc tiếng trung
TOP 11 diễn đàn tiếng Trung Chất Lượng
những câu giao tiếp tiếng trung thông dụng
Những câu giao tiếp tiếng Trung thông dụng
học tiếng trung có dễ xin việc không
Học tiếng Trung có dễ xin việc không? Làm nghề gì?
luyện nói tiếng Trung
Luyện nói tiếng Trung | Mẹo giao tiếp thành thạo
từ vựng tiếng Trung
Cách học tiếng trung hiệu quả, nhớ lâu 2023
phỏng vấn bằng tiếng Trung
Cách phỏng vấn tiếng Trung Ấn Tượng