Nguồn gốc, ý nghĩa độc đáo ngày tết Trung Thu Trung Quốc

Mỗi năm, khi mùa thu về, khắp nơi trên đất nước Trung Quốc bắt đầu nhộn nhịp chuẩn bị cho Lễ Trung Thu. Các ngôi làng và thành phố đều trang hoàng lung linh với những đèn lồng đa sắc màu, tạo nên không gian ấm cúng. Trẻ em háo hức lựa chọn những chiếc đèn lồng yêu thích của mình, trong khi người lớn nghệ nhân tỉ mỉ tạo ra những tác phẩm đèn lồng tuyệt đẹp.

Tết Trung Thu Trung Quốc không chỉ là một lễ hội truyền thống, mà còn là một cách để mọi người tận hưởng cuộc sống và thể hiện tình yêu thương. Qua Lễ Hội Trăng, chúng ta hòa mình vào không gian vui tươi, tràn đầy hy vọng và niềm vui. Với ánh trăng sáng rực rỡ, chúng ta cùng nhau gửi đi những lời chúc tốt đẹp và mong muốn tốt đẹp nhất cho gia đình, bạn bè và toàn thể nhân loại.

Nguồn gốc, ý nghĩa của tết Trung Thu ở Trung Quốc

Mỗi ngày lễ lớn của Trung Quốc đều xuất phát từ những câu chuyện, truyền thuyết gắn liền với nó. Tết Trung Thu là một trong những ngày lễ lớn có ý nghĩa đặc biệt với người Trung Quốc.

Nguồn gốc tết Trung Thu ở Trung Quốc

Được tổ chức vào ngày Rằm tháng Tám âm lịch hàng năm, Trung Thu không chỉ là dịp để tưởng nhớ và tri ân tổ tiên mà còn là thời điểm để gia đình sum họp và thể hiện tình yêu thương.

Đã từ lâu nguồn gốc của tết Trung Thu Trung Quốc gắn liền với chuyện tình cảm động của Hậu Nghệ- Hằng Nga. Tương truyền từ thời xa xưa, khi trái đất có đến 10 mặt trời thay nhau toả sáng khiến cho dân chúng chịu cảnh hạn hán, khổ cực. Ngọc Hoàng thấy vậy bèn ra lệnh cho Hậu Nghệ bắn hạ 9 mặt trời còn lại để cứu lấy bách tính và muôn loài. Sau khi Hậu Nghệ hoàn thành nhiệm vụ, để thưởng cho công lao to lớn ấy, Ngọc Hoàng đã ban cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão.

tet-trung-thu-trung-quoc-10
Tết Trung Thu Trung Quốc gắn liền với truyền thuyết Hậu Nghệ- Hằng Nga

Vốn là một người chồng hết mực yêu thương vợ, nên Hậu Nghệ đã mang viên thuốc đó cho vào hộp và mang về nhà để sau này sẽ chia sẻ với vợ mình chính là Hằng Nga. Thế nhưng vào một ngày nọ khi Hậu Nghệ vắng nhà, có một tên trộm định lấy cắp viên thuốc đó. Trong lúc tranh giành với tên trộm, Hằng Nga đã nuốt viên thuốc đó và từ từ bay lên cung trăng. Lúc Hậu Nghệ về đến nhà phát hiện ra mọi chuyện thì đã không thể cứu vãn được nữa, kể từ đó Hằng Nga sống trên cung trăng cùng chú Thỏ ngọc của mình. Hàng đêm ngồi từ cung trăng soi sáng xuống dưới trần gian để thương nhớ chồng của mình.

xem thêm  Ý nghĩa các con số trong tiếng Trung thường được sử dụng
tet-trung-thu-trung-quoc-8
Hằng Nga vì uống viên thuốc trường sinh bất tử mà bay lên cung trăng

Cũng có một câu chuyện lịch sử khác gắn liền với ngày tết Trung Thu ở Trung Quốc. Chuyện kể rằng vào thời nhà Đường, có một phi tần tên là Dương Quý Phi- một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc thời bấy giờ. Vì vẻ đẹp hoa ghen liễu hờn khiến vua mê đắm, mà bị các quan trong triều cho rằng nàng mê hoặc nhà vua, ham sắc bỏ bê  triều chính. Lúc bấy giờ, Đường Huyền Tông đành phải ban cho nàng dải lụa trắng trong sự đau lòng khôn nguôi để yên lòng triều thần. Sau khi Dương Quý Phi mất nhà vua vì quá xót thương nàng nên đã quên ăn quên ngủ tổn hại long thể.

Cảm động trước tấm chân tình của nhà vua, các tiên nữ đã cho phép ngài được lên trời gặp nàng vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu ( tức ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm). Tết Trung Thu được nhà vua đặt ra để tưởng nhớ đến người vợ của mình.

Ý nghĩa của Tết Trung Thu ở Trung Quốc

Tết Trung Thu có ý nghĩa gia đình, đoàn viên và là dịp để tri ân các vị thần và tổ tiên. Trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, người ta tin rằng vào đêm Rằm tháng Tám, trăng tròn nhất trong năm, các vị thần và tổ tiên sẽ xuống trần gặp gỡ và ban phước cho con người.

tet-trung-thu-trung-quoc-7
Tết Trung Thu là một trong bốn ngày lễ lớn của Trung Quốc

Trung Thu còn được coi là lễ hội của trẻ em. Trong ngày này, trẻ em thường được tặng những chiếc đèn lồng và các loại bánh Trung Thu nhỏ xinh, ngọt ngào. Trẻ em sẽ mang theo những chiếc đèn lồng, đi qua các con phố và tham gia vào các hoạt động truyền thống như diễu hành đèn lồng, múa lân, múa rồng và chơi những trò chơi dân gian. Ngoài ra, trong Tết Trung Thu, người ta còn thường làm và thưởng thức các loại bánh Trung Thu như bánh nướng, bánh dẻo với nhiều hương vị đặc trưng.

Một số phong tục đón tết Trung Thu ở Trung Quốc

Trung Thu ở Trung Quốc mang ý nghĩa về gia đình, đoàn viên, tôn vinh các vị thần và tổ tiên, là dịp để trẻ em và người lớn cùng nhau tận hưởng những khoảnh khắc đặc biệt trong ngày lễ này. Bởi vậy mà các hoạt động phong tục truyền thống, các trò chơi được tổ chức để đón ngày tết Trung Thu ý nghĩa này.

Phong tục ngắm trăng tết Trung Thu

Phong tục ngắm trăng vào đêm Trung Thu của người Trung Quốc đã xuất hiện từ thời xa xưa và được duy trì cho đến bây giờ. Vào buổi tối của tết Trung thu người dân thường đặt bàn bên ngoài sân và cả gia đình ngồi quây quần bên nhau. Họ thưởng thức bánh trung thu, tâm tình những câu chuyện với nhau, người lớn thì kể cho trẻ nhỏ về truyền thuyết Hậu
Nghệ- Hằng Nga để cho chúng hiểu về nguồn gốc của tết Trung Thu.

tet-trung-thu-trung-quoc-4
Phong tục ngắm trăng là nét đẹp văn hoá không thể thiếu từ xa xưa trong dịp tết Trung Thu

Tế trăng

Vào dịp tết Trung Thu người dân Trung Quốc sẽ bày một bàn tiệc bao gồm hoa quả, đồ ăn nhẹ và bánh Trung Thu. Trên bàn tiệc để một đôi nến thắp sáng, người dân tin rằng khi thờ cúng mặt trăng và Hằng Nga thì họ có thể thực hiện được những điều họ mong muốn.

xem thêm  6+ Chữ hán nhiều nét nhất, khó viết nhất trong tiếng Trung

Treo đèn lồng, thả đèn cầu an

Treo đèn lồng và thả đèn lồng cầu an là một trong những việc không thể thiếu trong dịp tết Trung Thu của Trung Quốc. Những chiếc đèn lồng màu đỏ thường được người dân chọn treo trước nhà để cầu may mắn. Ngoài ra, người dân còn thả những chiếc đèn nhiều màu sắc, hình dạng  xuống sông hoặc thả đèn lồng Khổng Minh bay lên trời mang theo lời cầu nguyện may mắn, hạnh phúc của người thả.

tet-trung-thu-trung-quoc-5
Thả đèn hoa đăng và đèn Khổng Minh để cầu may mắn, hạnh phúc

Ăn bánh Trung Thu

Bánh Trung Thu- món bánh không thể thiếu được trong ngày tết Trung Thu. Bánh hình tròn tượng trưng cho sự tròn đầy trọn vẹn của trăng rằm tháng 8 và mong ước viên mãn đủ đầy của người dân. Vào dịp lễ này, người dân Trung Quốc thường tặng bánh cho nhau cùng những lời chúc tốt đẹp để bày tỏ tình yêu thương.

tet-trung-thu-trung-quoc-6
Bánh Trung Thu- loại bánh không thể thiếu trong ngày này

Buổi tối cả gia đình sẽ cùng quây quần bên bàn thưởng thức bánh trung thu để đón trăng lên. Ngày nay, bánh Trung Thu không chỉ có riêng vị truyền thống mà còn được làm thêm các vị khác, đa dạng màu sắc, họa tiết…

Giải câu đố

Một trong những hoạt động được ưa thích nhất tết Trung Thu Trung Quốc đó chính là giải câu đố. Vào đêm Trung Thu ở những nơi công cộng để cùng ăn bánh Trung Thu sau đó sẽ giải những câu đố được ghi trên đèn lồng. Đặc biệt là các nam thanh nữ tú rất thích phong tục này, có rất nhiều người nhờ giải những câu đố vào dịp này mà đã ở bên nhau. Ngày nay, phong tục này còn là phương pháp bày tỏ tình yêu của các cặp nam nữ.

So sánh tết Trung Thu ở Việt Nam và Trung Quốc có gì khác nhau?

Ở Việt Nam cũng có ngày tết Trung Thu được tổ chức vào rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Vậy giữa tết Trung Thu Việt Nam và tết Trung Thu Trung Quốc có gì khác nhau? Hãy cùng Times Vn tìm hiểu qua một số điểm dưới đây:

1. Nguồn gốc, truyền thuyết ngày tết Trung Thu

Ở Việt Nam theo sử sách ghi lại, nguồn gốc ngày tết Trung Thu được ra đời vào thời nhà Lý ở kinh đô Thăng Long với nhiều hoạt động phong phú như: múa rối, rước đèn, đua thuyền… Ngày tết Trung Thu ở Việt Nam gắn liền với truyền thuyết chú Cuội- chị Hằng.

tet-trung-thu-trung-quoc-2
Tết Trung Thu ở Việt Nam gắn liền với truyền thuyết chú Cuội- chị Hằng

Tết Trung Thu ở Trung Quốc được ra đời từ thời nhà Thương ( Thế kỷ 10 TCN), và phát triển phổ biến nhất ở thời nhà Đường, nhà Chu. Đây là dịp để người dân ăn mừng mùa màng bội thu, và nó gắn liền với truyền thuyết Hậu Nghệ- Hằng Nga.

2. Ý nghĩa tết Trung Thu tại Việt Nam và Trung Quốc

Tại Việt Nam tết Trung Thu là ngày để người dân tổ chức lễ cảm ơn trời đất đã giúp cho mưa thuận gió hoà mùa màng bội thu trong một năm qua. Vào ngày này, mọi người thường mua bánh Trung Thu để thờ cúng ông bà tổ tiên và làm quà biếu tặng ông bà, bố mẹ những người thân yêu. Trẻ con sẽ được phá mâm cỗ do người lớn bày sẵn bao gồm trái cây, bánh kẹo…sau đó chúng sẽ rước đèn khắp xóm.

xem thêm  Các cách nói anh yêu em tiếng Trung ngọt ngào đầy ý nghĩa

Tết Trung Thu Trung Quốc được cho là một trong bốn ngày lễ lớn nhất, chỉ sau tết Nguyên Đán. Đây được gọi là Tết Đoàn viên của người Trung Quốc, mọi người trong gia đình dù ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ về với gia đình cùng ăn cơm đoàn viên.

3. Phong tục rước đèn của Việt Nam và Trung Quốc

tet-trung-thu-trung-quoc-3
Hoạt động rước đèn lồng của trẻ con Việt Nam trong đêm Trung Thu

Đèn Trung Thu ở Việt Nam được làm đa dạng về kiểu dáng, màu sắc biểu thị cho sự ấm no, gia đình hạnh phúc. Đèn lồng sẽ được trẻ con mang rước khắp xóm sau khi phá cỗ.

Ở Trung Quốc, đèn Trung Thu chủ yếu được làm bằng màu đỏ hoặc những gam màu ấm như: cam, hồng… tượng trưng cho may mắn, tình cảm gia đình, con đàn cháu đống. Người dân sẽ treo đèn lồng trước cửa nhà, hoặc làm thành dạng hoa đăng để thả sông mang theo những ước nguyện của người dân.

4. Hình ảnh mặt trăng trong tết Trung Thu

Ở Việt Nam, hình ảnh mặt trăng tròn rằm tháng 8 tượng trưng cho sự đủ đầy, yên bình hạnh phúc. Vào tết Trung Thu thì mọi người thường ngồi thưởng trà và ngắm trăng lên rồi trẻ con phá cỗ.

Mặt trăng ở Trung Quốc đại diện cho người phụ nữ và khả năng sinh con của họ. Vào đêm rằm, tất cả các thành viên sẽ cùng ăn cơm đoàn viên, ra đường cùng ngắm trăng thể hiện tình cảm gia đình sum vầy hạnh phúc.

5. Các hoạt động, phong tục trong ngày tết Trung Thu

tet-trung-thu-trung-quoc-9
Treo đèn lồng là phong tục không thể thiếu của người Trung Quốc dịp Trung Thu

Ở Việt Nam vào mỗi dịp Trung Thu người dân thường tặng nhau bánh Trung Thu, bày mâm cỗ, rước đèn, múa rối và hát trống quân…

Ở Trung Quốc thì có hoạt động treo đèn lồng trước cửa nhà, thả đèn hoa đăng, đèn Khổng Minh, ăn bữa cơm đoàn viên sau đó là các hoạt động giải câu đố.

Với tất cả những niềm vui và ý nghĩa mà nó mang lại, Tết Trung Thu đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa Trung Quốc. Đây là thời điểm mà mọi người có thể kết nối với nhau, tôn vinh truyền thống và tạo ra những kỷ niệm đẹp trong cuộc sống. Tết Trung Thu là sự hiện diện của tình yêu và gia đình, là lúc mọi người cùng nhau đón trung thu và tràn đầy hạnh phúc. Tiếng Trung Times VN đã giới thiệu đến bạn nguồn gốc, ý nghĩa cũng như phong tục của tết Trung Thu Trung Quốc, hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về ngày lễ lớn này tại Trung Quốc.

Bản quyền nội dung thuộc Tiếng Trung Times VN

Bài viết liên quan

van-ly-truong-thanh-va-nhung-dieu-bi-an-2
Khám phá Vạn Lý Trường Thành và những điều bí ẩn thú vị
tet-trung-cuu-trung-quoc
Tết Trùng Cửu Trung Quốc: Lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa
ten-cac-quoc-gia-tren-the-gioi-bang-tieng-trung
Tên các quốc gia trên thế giới bằng tiếng Trung
hoc-tieng-trung-tai-khu-cong-nghiep-viet-han-uy-tin-chat-luong-2
Học tiếng Trung tại Khu công nghiệp (KCN) Việt Hàn uy tín chất lượng
times-vn-chuc-mung-ngay-nha-giao-viet-nam-5
TIMES VN CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
mini-game-cuoi-tuan-1
Minigame cuối tuần: Like nhiệt tình- Share hết mình- Nhận quà may mắn
tu-dai-phat-minh-cua-trung-quoc-3
Tứ đại phát minh của Trung Quốc: Những thay đổi vĩ đại trong lịch sử
ten-63-tinh-thanh-viet-nam-tieng-trung-1
63 tỉnh thành Việt Nam bằng tiếng Trung, tên các KCN ở Bắc Giang bằng tiếng Trung